Trong văn hóa Việt Nam, ăn uống là cả một nghệ thuật, nó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người mà còn có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống dân tộc, được thể hiện rất rõ qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong khi ăn. Vì thế việc ăn uống còn minh chứng cho lịch sử và sự hình thành nền văn hoá của Việt Nam. Các món ăn qua từng giai đoạn nói lên được cuộc sống, con người của giai đoạn đó và của vùng đất – nơi đã sản sinh ra mỗi món ăn. Hãy cùng Topdacsan.info khám phá ngay những món ăn ngon “không thể cưỡng lại” này của Việt Nam bạn nhé!

Món nướng Sapa – Lào Cai ngon tuyệt cú mèo

Với quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều địa điểm du lịch Sapa còn hoang sơ, người dân bản địa thân thiện và khí hậu mang hơi hướng Châu Âu, Sa Pa từ lâu đã là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước cả vào mùa hè lẫn mùa đông. Là một thành phố du lịch, hiển nhiên ẩm thực của Sa Pa cũng vô cùng phong phú với ẩm thực du nhập và cả ẩm thực địa phương. Tới Sa Pa, bạn có thể thử nhiều món lạ, nhưng nhất định đừng quên thưởng thức đồ nướng tại đây. Bởi trong tiết trời tê lạnh, những xiên đồ nướng đủ màu sắc tỏa hương hấp dẫn sẽ nhanh chóng sưởi ấm cả cơ thể lẫn chiếc dạ dày đang sôi réo của bạn. Từ những mẹt hàng ngô, khoai, sắn nướng nằm rải rác trên đường, trong thời gian ngắn, hàng loạt những quầy hàng được mọc lên. Chẳng biết phố nướng được hình thành có phải do nhu cầu, sở thích của du khách trong những đêm se lạnh. Ẩm thực Sapa du khách ăn một lần nhớ mãi.

Món nướng Sapa - Lào Cai ngon tuyệt cú mèo

Món nướng Sapa – Lào Cai ngon tuyệt cú mèo

Hàng chục quầy hàng bán thịt chen cùng ngô, khoai, sắn, chỉ cần một cái thúng và một cái bếp than, vài ba cái ghế nhựa con là đã có nơi thưởng thức món ăn nướng. Còn nữa, trứng gà, vịt nướng, lòng mề lợn cũng thành món nướng. Chim nướng, gà nướng, bánh dày nướng, đậu phụ nhự nướng… Có tới hàng trăm món nướng mà trong vòng một tuần ở đây cũng chưa thưởng thức hết được. Mỗi một món ăn đều có cách tẩm và pha chế gia vị riêng mà ăn nhiều món cùng một lúc bạn không có cảm giác trùng lặp và chán ngán. Thí dụ như món đậu phụ nhự, người ta đem ngâm đậu cho tới khi đậu lên mùi chua nồng. Ai nếu chưa quen sẽ không dễ dàng chấp nhận mùi hương của nó, nhưng cứ thử một lần xem, bạn sẽ mê ngay bởi sự hấp dẫn ở hương vị bùi bùi của đậu tương, ngầy ngậy béo béo nóng ngoài, mát trong của viên đậu phụ nhự. Món bánh dầy nướng được ướp gia vị cùng với ruốc sẽ được nướng khi nào vỏ của bánh vàng suộm, thơm nức mùi gạo nếp sẽ được gắp ra đĩa chờ bạn thưởng thức.

Món nướng Sapa - Lào Cai ngon tuyệt cú mèo

Món nướng Sapa – Lào Cai ngon tuyệt cú mèo

Xôi Chim Mường Thanh – Món ăn truyền thống nhất định nên thử

Khi đến với Điện Biên, hãy thưởng thức món xôi chim Mường Thanh, chắc chắn rằng bạn sẽ không thể quên được, đây chính là món ăn truyền thống trong dịp lễ, tết của người dân nơi đây. Gạo được chon để đồ xôi là loại gạo nếp nương, gạo từ lúa nếp trồng trên nương rẫy. Món ăn này có độ béo ngọt nhờ được chế biến từ những con chim non mới ra ràng (chim -bồ câu đã được 10 – 15 ngày tuổi, thường vươn cổ thập thò ở tổ và ra ràng để đón ăn mồi) nên thịt chim ngọt hơn, đậm đà hơn khi ăn. Xôi được đồ trong chõ gỗ đặc biệt, chín bằng hơi, mềm dẻo chứ không dính tay, qua hai lần đồ mới dẻo thơm. Sau khi đồ lần thứ nhất, người ta đổ ra rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để một lúc sau lại cho vào chõ và tiếp tục đồ cho đến khi xôi chín đều. Bằng cách đồ như vậy nên cơm xôi sau khi đồ rất mềm và dẻo để được rất lâu.

Xôi chim là món ăn rất dân dã. Trước đây, người ta hay nấu xôi chim để tẩm bổ cho những ngày gặt hái mệt nhọc. Loại chim được sử dụng để nấu xôi là chim ngói bởi vào mùa gặt cũng chính là mùa chim ngói, hơn thế nữa, chim ngói nhiều thịt, thịt vừa thơm lại vừa chắc, ăn ngon không thể tả. Tuy nhiên, hiện nay, chim ngói ngày càng trở nên hiếm, bên cạnh đó thì chim bồ câu có sẵn hơn, vị thịt cũng ngon và ngọt không kém chim ngói nên nhiều người sử dụng chim bồ câu để nấu xôi. Khi ăn, người ta bày xôi trên một chiếc ếp tre (hộp tre đan hình tròn có 2 nửa ép vào nhau), bên dưới lót bằng lá chuối. Đặt xôi lên rồi cho chim đã làm chín lên bên trên, rắc thêm vài tép hành khô chiên vàng, đậy nắp lại để ủ một lúc rồi thưởng thức. Trước đây lên Điện Biên vào dịp Tết Mường Thanh bạn mới được thưởng thức món xôi chim này, nhưng nay nhu cầu của thực khách nhiều nên xôi được làm hàng ngày để phục vụ thực khách nên bạn lên dịp nào cũng có.

Xôi Chim Mường Thanh - Món ăn truyền thống nhất định nên thử

Xôi Chim Mường Thanh – Món ăn truyền thống nhất định nên thử

Cháo cá Tích Nghi – Món ăn hấp dẫn Bắc Ninh

Quán cháo cá Tích Nghi đã trở thành địa chỉ quen thuộc của mỗi người dân thành phố Bắc Ninh, đặc biệt hấp dẫn trong những ngày đông lạnh giá. Nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 100m, các quán cháo cá luôn là điểm dừng chân của khách ngược xuôi. Ai từ phía Bắc xuống, từ Hà Nội về, nếu có dịp cũng dừng chân để thưởng thức đặc sản của quê hương quan họ. Trong tỉnh, ngoài tỉnh, anh em bạn bè thân tình có thể tiếp nhau bằng mấy bát cháo cá, một bộ lòng cá với đĩa trứng cút và chai rượu nếp Cẩm- vừa ngon, lại thân tình ấm áp.

Nói đến cháo cá Tích Nghi ít ai không biết đây là món ăn đặc sản nổi tiếng và quen thuộc của người dân Bắc Ninh. Đặc biệt, món cháo cá này trở nên ngon và hấp dẫn hơn nếu thưởng thức trong những ngày đông lạnh. Ngoài những làn điệu dân ca quan họ, những chén rượi Cẩm, trầu tem cánh phượng… Khi nhắc đến Bắc Ninh, người ta sẽ nhớ ngay đến món cháo cá. Trong đó, cháo cá có tên Tích Nghi là nổi tiếng nhất. Đây cũng là đặc sản làm nên nét văn hóa ẩm thực của Bắc Ninh cũng như Việt Nam. Món cháo cá này bắt nguồn từ gia đình bà Tích Nghi ở phượng Vệ An. Vào những năm 1977, gia đình có thuê một cái quán nhỏ để bán cháo và xây dựng thương hiệu cháo cá nổi tiếng khắp Kinh Bắc. Và đến nay nó vẫn nổi tiếng khắp Bắc Ninh và các tỉnh lân cận.

Cháo cá Tích Nghi - Món ăn hấp dẫn Bắc Ninh

Cháo cá Tích Nghi – Món ăn hấp dẫn Bắc Ninh

Mì quảng Đà Nẵng – Đặc sản ngon khó cưỡng

Được xác định ngay từ tên gọi, mì quảng Đà Nẵng là món ăn được bắt nguồn từ Quảng Nam – Đà Nẵng xưa. Còn từ mỳ ý nói đến chất liệu bột để làm nên sợi, nhưng thực chất sợi mỳ lại làm từ bột gạo. Sở dĩ có tên gọi như vậy, theo nhiều tài liệu, mỳ quảng được ra đời từ sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Tàu. Vào thế kỷ 16, dưới thời chúa Nguyễn, đất Hội An trở thành nơi buôn bán ngoại thương đông đúc với thương nhân nước ngoài, và với sự trù phú ở đây, người Tàu đã du nhập vào Quảng Nam – Đà Nẵng xưa khá nhiều, mang theo cả những món ăn đặc sản của họ, trong đó có những món ăn làm từ bột mỳ kha khá giống với món mỳ quảng bây giờ. Mì quảng có khá nhiều phiên bản khác nhau như mỳ gà, mỳ cá lóc, mỳ tôm thịt, mỳ bò; hay gần đây còn có sự xuất hiện của mỳ ếch. Mỳ quảng không phải là món khó nấu, nhưng lại cầu kỳ bởi nhiều công đoạn.

Một tô mì Quảng ngon phải đầy đủ màu sắc với các thành phần nguyên liệu tôm, thịt, trứng; ngoài ra còn có nước lèo, rau sống 9 vị, thêm cả đậu phụng rang, bánh tráng mè và nước chấm, đồ gia vị chanh, ớt. Sợi mỳ ngon phải vàng tươi, mềm mại mà lại dẻo dai. Ăn mỳ quảng Đà Nẵng phải ăn với loại ớt xanh, to mới ngon đúng điệu. Mùi vị đậm đà cộng chút vị ớt the cay đặc trưng tạo nên một món ngon tuyệt hảo. Ngoài ra, mỳ còn được dùng kèm với bánh tráng mè. Có thể chấm bánh tráng với nước lèo hoặc một số người thì thích bẻ vụn bánh trộn chung trong tô mỳ. Mỳ quảng quê phải ăn kèm với rau sống, mà phải là 9 vị rau sống sau thì mới tạo nên hương vị nồng nàn đặc trưng được, đó là: húng, quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng.

Mì quảng Đà Nẵng - Đặc sản ngon khó cưỡng

Mì quảng Đà Nẵng – Đặc sản ngon khó cưỡng